Skip to content
Home » News » EAT là gì? 11 Cách cải thiện E-A-T tốt hơn với SEO

EAT là gì? 11 Cách cải thiện E-A-T tốt hơn với SEO

    Google tuyên bố EAT là một trong những yếu tố hàng đầu để đánh giá chất lượng website. Vì vậy, nếu bạn vẫn chưa biết EAT là gì thì ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu và áp dụng ngay vào cho website.

    EAT Là Gì?

    EAT là viết tắt của Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy). Những trang càng chất lượng sẽ càng có mức độ EAT cao và ngược lại.

    google eat

    (Nguồn ảnh: Internet)

    – Expertise (Chuyên môn): Tác giả sản xuất ra nội dung nên là chuyên gia có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực hoặc chủ đề đó. Tác giả đó phải có hiểu biết chuyên môn để có thể thảo luận về chủ đề một cách thông minh và đưa ra thông tin chính xác.

    – Authoritativeness (Thẩm quyền): Để đáp ứng tiêu chí Thẩm quyền, mọi thông tin xác thực về tác giả phải được hiển thị. Hơn thế nữa, nội dung của bạn phải dễ hiểu, phản ánh đúng sự thật, có giá trị và hữu ích với người dùng.

    – Trustworthiness (Độ tin cậy): Nội dung trên website phải đáng tin cậy, được bảo đảm bởi các yếu tố như độ bảo mật của trang, chất lượng tổng quan của trang, profile link nội bộ, đánh giá…

    Nói tóm lại, bạn phải tạo cho người dùng tâm lý tin tưởng website hoặc bất kỳ nội dung nào trên website của bạn. Hãy nhớ rằng Google luôn muốn cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp nhất cho người dùng nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất. Vì thế, bạn phải chú trọng đến EAT để đạt hiệu quả cao nhất khi làm SEO và content marketing.

    Tại Sao EAT Lại Quan Trọng Đối Với SEO?

    EAT là cách để Google đánh giá chất lượng, giá trị của một trang. Theo lý thuyết, một trang có “EAT cao” sẽ đạt thứ hạng cao hơn trang có “EAT thấp”, nên bạn cần nhìn nhận EAT như một chỉ số so sánh khi Google đánh giá bạn và đối thủ trên SERP. Google từng khẳng định trải nghiệm người dùng có tốt thì thứ hạng của trang mới cao được. Vì thế, EAT là yếu tố không thể bỏ qua.

    Người dùng có trải nghiệm tốt hay không sẽ dựa vào việc nội dung có đáp ứng và thỏa mãn chính xác nhu cầu của họ hay không. Nếu người dùng hài lòng, đồng ý chia sẻ và giới thiệu nội dung thì sẽ giúp thúc đẩy EAT của website lên cao hơn.

    Nếu Trang Của Tôi Là Trang YMYL Thì Sao?

    YMYL là viết tắt của “Your Money or Your Life”. Đây là những trang có khả năng tác động đến sức khỏe, tài chính, sự an toàn, cảm xúc của người dùng thông qua việc cung cấp thông tin về y tế, pháp luật hoặc tư vấn tài chính. Ví dụ những trang như Livestrong.com và Fortune.com là những trang thuần về sức khỏe và tài chính sẽ chịu ảnh hưởng của thuật toán Medic (thuật toán nhắm thẳng vào các trang web về sức khỏe, thuốc, điều trị bệnh, cho vay…). Do đó, những trang YMYL cần quan tâm đến guideline về EAT.

    Nếu trang YMYL của bạn đạt thứ hạng cao trên SERP, tức là nó đang có “EAT cao”. Người dùng cảm thấy an tâm khi đọc, tương tác và chia sẻ thông tin của trang, cũng như tin tưởng làm theo lời khuyên từ trang. Để làm được điều đó, trang của bạn phải có tác giả đáng tin cậy đưa ra lời khuyên hữu ích cho người dùng.

    chú trọng giới thiệu tác giả

    Bạn cần chú trọng đầu tư vào phần giới thiệu tác giả
    ( Nguồn ảnh: Internet)

    Các trang ngày nay cần nhanh chóng bổ sung phần giới thiệu tác giả với thông tin cụ thể, rõ ràng như ví dụ trên. Phần tiểu sử của tác giả phải có hình ảnh rõ mặt, học vị, bằng cấp, chứng chỉ, thông tin liên lạc… Chính những thông tin này sẽ tạo niềm tin nơi độc giả.

    Các nội dung được Google đánh giá là “everyday expertise” sẽ xoay quanh công thức nấu ăn, các bước dọn dẹp nhà sạch sẽ… Với những nội dung này thì không cần tiểu sử tác giả.

    Dưới đây là ví dụ về trang có “EAT thấp”:

    ví dụ về trang có eat thấp

    (Nguồn ảnh: Internet)

    Lí do ví dụ trên được liệt vào trang có “EAT thấp” là do không hề có bằng chứng nào cho thấy tác giả bài viết có chuyên môn về y tế. Vì thế, điều mà trang này cần làm là thuê một chuyên gia về y tế để triển khai lại bài viết và thêm tiểu sử vào trang.

    Ảnh Hưởng Của EAT Đối Với Các Trang E-Commerce

    EAT có thể được áp dụng cho các trang thương mại điện tử (e-commerce). Hãy chú trọng đến phần FAQ (Frequently asked questions – Những câu hỏi thường gặp) trong trang sản phẩm hoặc khi tách thành trang riêng. Trang e-commerce của bạn sẽ có “EAT cao” nếu có mô tả chi tiết sản phẩm, hình ảnh, video, review… Khi đó, trang bạn sẽ là nguồn cung cấp thông tin chính cho khách.

    Sweetwater.com đã xuất sắc trong việc đưa ra hướng dẫn mua hàng để hỗ trợ khách hàng, ví dụ như sau:

    eat ảnh hưởng các trang e-commerce

    (Nguồn ảnh: Internet)

    Đừng quên rằng trang e-commnerce của bạn cũng đang thu thập thông tin thanh toán của khách hàng, nên về cơ bản sẽ cũng liên quan tới lĩnh vực tài chính mà chúng ta vừa thảo luận bên trên về đặc tính các trang YMYL. Do đó, thông tin về quy trình thanh toán của bạn phải đảm bảo chính xác và đáng tin.

    Mối Liên Hệ Giữa EAT Và Nội Dung

    Để thỏa mãn tiêu chí EAT, nội dung trên trang của bạn phải đạt chất lượng cao: được viết dựa trên kiến thức chuyên môn, có độ thẩm quyền và đáng tin cậy. Vậy bản thân một nội dung chất lượng cao sẽ trông như thế nào?

    Thỏa Mãn Nhu Cầu Tìm Kiếm Của Người Dùng

    Nội dung bạn đưa ra phải trùng khớp với truy vấn từ người dùng để họ có thể “hạ cánh” trên trang của bạn. Guideline chính thức gần đây có liệt kê thêm phần “Needs Met”, chỉ ra các cấp độ thỏa mãn mục tiêu tìm kiếm của người dùng. Nên nhớ rằng nội dung của bạn không nhất thiết chỉ đơn thuần là đưa ra thông tin. Google còn liệt kê thêm một vài mục tiêu khác của trang:

    • Chia sẻ thông tin về một chủ đề
    • Chia sẻ thông tin cá nhân hoặc xã hội
    • Chia sẻ hình ảnh, video và các định dạng media khác
    • Bày tỏ quan điểm
    • Giải trí
    • Bán sản phẩm, dịch vụ
    • Cho phép người dùng đặt câu hỏi để những người dùng khác trả lời
    • Cho phép người dùng chia sẻ file hoặc tải phần mềm

    Làm thế nào để giúp người dùng đạt được thứ họ muốn nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất có thể? Hãy nghĩ về mục tiêu tìm kiếm của người dùng khi vào trang bạn và lí do tồn tại của trang. Điều bạn cần làm vào khai thác sâu các phân tích và xác định những truy vấn cụ thể nào mà người dùng gõ để “chạm” đến được những trang có traffic cao của bạn.

    Đặt Nội Dung Ở Đúng Vị Trí

    Dù nội dung của bạn là một trang giới thiệu sản phẩm, bài báo hoặc video thì người dùng cũng không vào trang chỉ để xem bức hình đầu trang, widget hay mẩu quảng cáo. Guideline từ Google nhấn mạnh rằng phần nội dung chính (còn gọi là main content) phải là phần tiêu điểm của trang, tức trang phải được tối ưu sao cho thân thiện để thỏa mãn trải nghiệm tổng quan của người dùng. Cụ thể hơn, nội dụng đó phải được nằm ở vùng trọng tâm và giảm thiểu sự hiện diện của những quảng cáo khác.

    Nội Dung Bổ Sung

    Hầu hết các trang đều có nội dung mà Google gọi là supplementary content (nội dung bổ sung, phụ trợ) như link điều hướng, hình ảnh, link dẫn các bài viết liên quan… xoay quanh main content của bạn. Guideline nêu rằng nội dung phụ trợ “có thể giúp trang đạt mục đích hiệu quả hơn nhưng cũng có thể khiến trải nghiệm người dùng giảm đáng kể”. Vì thế, hãy chắc chắn rằng nội dung bổ trợ của bạn sẽ giúp người dùng đạt mục tiêu tìm kiếm ban đầu của họ.

    Chất Lượng Nội Dung

    Theo guideline từ Google, những trang đạt chất lượng cao sẽ có các đặc tính sau:

    • Có “EAT cao”
    • Thỏa mãn yêu cầu về khối lượng main content chất lượng cao, bao gồm title khiến dễ hình dung và hữu ích cho người dùng
    • Thỏa mãn thông tin về website hoặc thông tin về người chịu trách nhiệm website đó (ví dụ trang về shopping hoặc giao dịch tài chính thì phải có thông tin về dịch vụ khách hàng)
    • Danh tiếng của website chịu trách nhiệm main content phải được đảm bảo

    Ngược lại, những trang đạt chất lượng thấp sẽ có các đặc tính sau:

    • Có “EAT thấp”
    • Chất lượng main content thấp
    • Khối lượng main content đáp ứng mục tiêu của trang không đạt
    • Title của main content bị phóng đại, gây sốc
    • Quảng cáo hoặc nội dung bổ trợ làm ảnh hưởng đến main content
    • Thông tin về website hoặc thông tin tác giả của main content không đầy đủ
    • Trang web hoặc tác giả dính “phốt” về mặt tiếng tăm

    Nhìn chung, để trang đạt chất lượng tốt nhất, hãy tự hỏi chính bạn những câu sau:

    • Nội dung có đem lại giá trị cho người đọc không? Hãy tránh những content “mỏng” không đem lại lợi ích gì.
    • Nội dung có chỉn chu chưa? Hãy đảm bảo không bị lỗi đánh máy, sắp xếp câu từ…
    • Tác giả có phải chuyên gia trong lĩnh vực đó không?
    • Bản thân nội dung có độ thẩm quyền và đáng tin cậy không? Hãy đảm bảo thông tin đúng sự thật và thường xuyên cập nhật thông tin mới nếu cần thiết.
    • Số chữ trung bình của một trang kết quả lọt vào trang nhất của Google là 1.890 chữ. Vì thế, nội dung càng dài đôi khi sẽ càng tốt.
    • Dẫn link tới các trang authority để tăng độ tin cậy và minh bạch đối với độc giả.
    • Tận dụng hình ảnh, video, alt text…
    • Tạo cơ hội cho độc giả tương tác, ví dụ như khuyến khích bình luận, để lại review…
    • Tự hỏi chính mình “Liệu có ai muốn chia sẻ bài viết này không?”
    • Tốc độ tải trang của bạn đã nhanh chưa?
    • Nếu trang của bạn chưa bảo mật, hãy cài đặt SSL
    • Trang của bạn đã thân thiện với phiên bản mobile chưa?

    Không chỉ thế, nhất định bạn không được để mắc phải các lỗi như nhồi nhét từ khóa bất hợp lý, trang có nhiều bình luận spam, có nhiều trang quá cũ với nội dung không còn phù hợp, thông tin thiếu chính xác, nội dung trùng lặp, nội dung cẩu thả…

    Trên đây là những thông tin về EAT là gì và cách để trang bạn đạt EAT tốt nhất trong thời gian sắp tới. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành quả sau khi tham khảo bài viết trên.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *