Với sự phát triển chóng mặt của Internet, quảng cáo online dần trở thành một xu thế marketing hữu hiệu. Rất nhiều các doanh nghiệp ưa chuộng hình thức quảng cáo này. Nhưng hầu hết họ vẫn luôn có một thắc mắc: Quảng cáo trực tuyến trên những kênh nào hiệu quả? Kênh nào sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn? Và còn rất nhiều những vấn đề xoay quanh việc chọn nền tảng để quảng bá thương hiệu.
Cách chọn nền tảng quảng cáo phù hợp với chiến dịch marketing?
Hơn ai hết ông chủ của những doanh nghiệp này đều hiểu rằng, chỉ cần tính toán sai và chọn nhầm giải pháp quảng bá là kéo theo hàng loạt những hệ lụy khôn lường bởi doanh nghiệp của họ đã đâu có của để dành, các khoản chi phí hầu như vẫn đều “giật gấu vá vai”.
Cho dù doanh nghiệp có một sản phẩm hay dịch vụ thực sự hữu dụng với khách hàng nhưng không ai biết đến sản phẩm dịch vụ đó thì coi như đã thất bại, đó là thực tế. Vấn đề mấu chốt là làm thế nào để truyền tải thông điệp đến được tập khách hàng tiềm năng, đó là bài toán thực sự khó có lời giải trong giai đoạn khởi nghiệp.
Tuy nhiên cũng chẳng cần phải lo lắng quá, có rất nhiều cách thức để bạn có thể giới thiệu về thương hiệu của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, ngoài SEO ra thì bạn có thể chia nhỏ thêm các chiến dịch truyền thông hay chạy quảng cáo trên các nền tảng khác như Youtube, Google GDN, Google Search hay Facebook, Tiktok…
Vấn đề mấu chốt luôn nhắc nhở bạn là bạn phải hiểu được sơ lược về nguyên lý hoạt động của các nền tảng quảng cáo, từ đó bạn mới định vị được rằng “khách hàng thường xuyên xuất hiện ở đâu“.
Khi đã định vị được nơi mà tập khách hàng của mình thường xuyên ghé qua sẽ là lúc bạn tập trung nguồn lực để triển khai quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trên nền tảng đó.
Đừng bao giờ quên, đi câu cùng trong một khúc sông có những người câu được rất nhiều cá, nhưng có những người lại chẳng thu hoạch được gì. Mấu chốt nằm ở chỗ người nào biết vị trí nào cá sẽ đến ăn và cách mắc mồi để hấp dẫn đàn cá.
Nên chạy quảng cáo Facebook, Google hay Tiktok?
Nên chạy quảng cáo Facebook hay Google, Tiktok… Đây là từ khóa luôn hot trên trang kết quả tìm kiếm, và tôi tin rằng bạn cũng không ngoại lệ.
Chung quy lại mỗi người sẽ có niềm tin và sự lựa chọn riêng tùy thuộc vào việc bạn am hiểu nền tảng quảng cáo nào, tuy nhiên tôi có thể phân tích sơ lược qua các kênh quảng cáo giúp bạn.
Quảng cáo Facebook
Facebook có khoảng 1,82 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày và là một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất. Facebook cũng là nền tảng tiếp thị hàng đầu trên toàn thế giới, với 91% B2B và 96% nhà tiếp thị B2C sử dụng nó để quảng cáo và tiếp thị.
Về điều này, Hendrickson cho rằng, “Dù tốt hay xấu, mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng sự hiện diện của quảng cáo trên Facebook”. Nền tảng này sở hữu các công cụ mạnh mẽ nhất để tối ưu hóa và nhắm mục tiêu, cho phép các nhà tiếp thị tạo ra hành trình của người mua thực sự trong phạm vi nền tảng. Hendrickson cho biết thêm, “Facebook mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bạn”, có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi trên nền tảng này cao (chính xác là 4,7%).
Cho dù bạn là một chủ sở hữu thương hiệu nhỏ lẻ hay một công ty quy mô lớn hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn đều có thể tìm thấy thành công trên Facebook, nếu bạn sử dụng công cụ quản lý quảng cáo của họ một cách hiệu quả và tạo chiến lược tiếp thị trên Facebook khi cân nhắc kỹ lưỡng đối tượng mục tiêu của mình.
Bạn có thể nghĩ như thế này: 15% người dùng Facebook thường xuyên sử dụng nền tảng này để tìm và mua sắm sản phẩm. Giả sử bạn là một doanh nghiệp Thương mại điện tử đã nhắm mục tiêu quảng cáo của mình đúng đối tượng. Trong trường hợp đó, tỷ lệ chuyển đổi cao sẽ biểu thị đúng thị trường mục tiêu của bạn, những người đã sử dụng nền tảng để mua sắm và số lượng người mua hàng dựa trên quảng cáo của bạn.
Khi nào bạn không nên quảng cáo trên Facebook?
Mặc dù hữu ích cho hầu hết các doanh nghiệp, nhưng vẫn có những lúc quảng cáo trên Facebook không mang lại lợi ích như mong đợi.
Ví dụ: nếu bạn không hiểu sâu về đối tượng mục tiêu của mình là ai, tốt nhất nên tạm gác quảng cáo Facebook sang một bên cho đến khi bạn có thể hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình. Nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook khá cụ thể và thuật toán có thể học hỏi từ các khách hàng tiềm năng của bạn theo thời gian, quá trình này bắt đầu với một danh sách các nhóm có sẵn để nhắm mục tiêu.
Chạy quảng cáo Google
Với tôi, Google là nền tảng chủ đạo để thiết lập các chiến dịch Marketing Online nhằm mục đích tăng bao phủ nhận diện thương hiệu và bán hàng.
Nền tảng Google Ads là một trong những nền tảng doanh nghiệp của chúng tôi tập trung nhiều nguồn lực hơn so với các nền tảng còn lại.
So với Facebook thì tôi đánh giá Google mạnh mẽ hơn rất nhiều với hàng loạt các công cụ quảng cáo bổ xung ví dụ như: Google Search, Google GDN, Google Shopping, Youtube.
Tại sao tôi lại lựa chọn nền tảng Google Ads, đơn giản vì tính hữu dụng của nó. Ngoài việc dự đoán được nơi khách hàng thường xuyên xuất hiện để hiển thị quảng cáo chúng ta còn có thể điều hướng khách hàng chính xác thông qua cụm từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Và với từ khóa thì tỷ lệ nhắm trúng mục tiêu sẽ chuẩn xác hơn rất nhiều so với việc dự đoán về nhu cầu của khách hàng.
Công cụ quảng cáo Google Search.
Khi người dùng tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trên trang kết quả tìm kiếm quảng cáo của bạn sẽ hiển thị tại các vị trí top trên trang 1 của SERP.
Đây là cơ hội rất lớn để bạn có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ Google đến các trang đặt hàng, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Việc còn lại là bạn phải tạo ra những nội dung với lời kêu gọi hành động hấp dẫn khiến khách hàng tin dùng và liên hệ với doanh nghiệp.
Công cụ Google GDN.
Google GDN (Google Display Network) là công cụ hiển thị quảng cáo hình ảnh trực quan nhất. Ngoài việc tiếp cận được tập khách hàng tiềm năng nó còn giúp các nhà quảng cáo đưa hình ảnh sản phẩm, Logo thương hiệu… phổ cập hơn trong mắt người tiêu dùng.
Chính vì vậy, không chỉ là bán hàng, Google GDN còn là công cụ khuếch trương thương hiệu tốt bậc nhất hiện nay. Có thể hình dung về cơ chế hoạt động của nó đơn giản như sau…
Khi người dùng duyệt web, mọi dữ liệu sẽ được lưu lại thông qua Cookie. Cookie âm thầm theo dõi mọi hành động khi chúng ta làm việc, xem phim, tìm kiếm và tương tác trên Internet.
Chính vì vậy các nhà quảng cáo sẽ nắm bắt được việc bạn vừa xem sản phẩm nào, bạn đang tìm kiếm thông tin gì hay bạn vừa xem bộ phim có nhan đề ra sao. Tóm lại sở thích và hành vi của bạn sẽ được sàng lọc thông qua đó.
Sau khi đã có được những thông tin như vậy nó sẽ điều phối và hiển thị những mẫu quảng cáo sát nhất với sự quan tâm của bạn khi bạn lướt web trong những lần tiếp theo. Các mẫu quảng cáo này là một hình thức của quảng cáo Google GDN hay còn gọi là quảng cáo hình ảnh, hình dưới.
Quảng cáo GDN sẽ hiển thị trên các trang của nhà xuất bản quảng cáo ví dụ như các tờ báo điện tử, các trang Blog hay website chuyên ngành… Tất nhiên các loại website này phải được Google chấp nhận trở thành đối tác quảng cáo trong chương trình Google Adsense.
Với Google GDN ngoài việc hiển thị nội dung nó còn có thể hiển thị hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, biểu ngữ của doanh nghiệp tới người khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy nếu như bạn chưa có thể bán được hàng hóa hoặc dịch vụ ngay tại thời điểm nay nhưng đây cũng sẽ là một dip tốt để bạn tăng độ bao phủ của thương hiệu tới khách hàng.
Quảng cáo Google Shopping.
Một hình thức quảng cáo trực quan khi khách hàng tìm kiếm chính xác sản phẩm mà mình muốn mua, theo Wikipedia…
“Google Shopping, Google Product Search, Google Products, là một dịch vụ của Google được Craig Nevill-Manning phát minh, cho phép người dùng tìm kiếm các sản phẩm trên trang web mua sắm trực tuyến và so sánh giá giữa các nhà cung cấp khác nhau“.
Đơn giản có thể hiểu, khi khách hàng nhập từ khóa tìm kiếm trên Google hàng loạt các khung quảng cáo sẽ được hiển thị. Tại các khung quảng cáo đó sản phẩm sẽ trực quan hơn với khách hàng bao gồm các trường dữ liệu cơ bản như: giá, thương hiệu, tên sản phẩm.
Nó sẽ hiển thị với nhiều nhà cung cấp khác nhau, tại đó khách hàng có thể nhấp chuột vào bất cứ sản phẩm, nhãn hàng nào mà họ quan tâm. Google Shopping được cho là một công cụ quảng cáo hình ảnh khá trực quan với chi phí rẻ cho các doanh nghiệp.
Quảng cáo Google với Youtube.
Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với Youtube, đây được coi là nền tảng mạng xã hội video lớn bậc nhất hiện nay và thuộc sở hữu của Google.
Nếu các lựa chọn quảng cáo Google trên chưa làm bạn hài lòng hoặc bạn có một chiến lược khác có thể phù hợp hơn với nền tảng Youtube thì tại sao không lựa chọn kênh quảng cáo này.
Nhìn chung với cá nhân tôi mà nói, tôi tin dùng nền tảng quảng cáo của Google hơn bởi nó có thể tiếp cận chính xác hơn so với nền tảng quảng cáo của Facebook.
Nếu như Facebook là một lời giới thiệu, một lời nhắc về thương hiệu thì Google sẽ là nền tảng tôi chọn lựa để chạy các chiến dịch bán hàng. Tất nhiên tôi cũng sẽ sử dụng cả Facebook để xây dựng các chiến dịch quảng cáo nhưng tập trung nhiều hơn trên nền tảng của Google.
Chạy quảng cáo Tiktok.
Tiktok hiện nay là một nền tảng mạng xã hội Video đang làm mưa làm gió trên thế giới với lượng người dùng tăng nhanh nhất so với các nền tảng khác. Đây là mạng xã hội được đánh giá là đối thủ sừng sỏ bậc nhất với Youtube và có thể soán ngôi bất cứ lúc nào.
Theo dữ liệu thống kê nhân khẩu học…
53% người dùng TikTok là nam và 47% là nữ.
Khoảng 50% khán giả toàn cầu của TikTok dưới 34 tuổi với 32,5% từ 10 đến 19 tuổi .
41% người dùng TikTok ở độ tuổi từ 16 đến 24.
Người dùng TikTok dành trung bình 52 phút mỗi ngày trên ứng dụng.
90% người dùng TikTok truy cập ứng dụng nhiều hơn một lần mỗi ngày.
Bộ sưu tập ứng dụng của ByteDance, bao gồm cả TikTok, có tổng cộng hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Lua Chon Nen Tang Quang Cao 5
Tuy nhiên đây lại là nền tảng khá mới mẻ tại Việt Nam chính vì vậy chưa thực sự có nhiều doanh nghiệp áp dụng các chiến dịch quảng bá thương hiệu trên nền tảng này. Hiện nay đa phần tôi nhận thấy chủ yếu các doanh nghiệp lớn có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp đang tham gia quảng cáo trên Tiktok như Ladaza hay Shoppee…
Tất nhiên, nếu bạn đã có sự am hiểu về thuật quá và cơ chế phân phối quảng cáo của Tiktok tại sao không thử ngay một chiến dịch, nhất là khi doanh nghiệp của bạn có sản phẩm phù hợp cho giới trẻ *khoảng từ 16 đến 34 tuổi).
Trong tương lai khi tôi đã tìm hiểu kỹ hơn về Tiktok Ads có thể tôi sẽ xây dựng một nội dung chuyên sâu về chủ đề này.
Tóm lược.
Việc lựa chọn nền tảng chạy quảng cáo là rất quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp nhỏ mà kể cả với những đại doanh nghiệp ngoài kia. Bởi có quá nhiều nền tảng quảng cáo sẵn sàng rút hầu bao của bạn nếu như những chiến dịch quảng cáo đó không mang lại hiệu quả.
Tùy thuộc vào thời điểm và mục đích của các chiến dịch Marketing thì chọn giải pháp nào sẽ giúp ích cho doanh nghiệp bán được hàng hóa hay khuếch trương được thương hiệu là một bài toán dành cho các nhà quản trị.
Tại Việt Nam hiện nay thì chỉ có 3 nền tảng được liệt kê phía trên là có nhiều người dùng nhất, tuy nhiên cũng có nhiều nền tảng khác mà doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn và có lẽ bạn sẽ quan tâm tới những dữ liệu phía dưới….
- Facebook có 2,853 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
- Phạm vi tiếp cận quảng cáo tiềm năng của YouTube là 2,291 tỷ người.
- WhatsApp có ít nhất 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
- Phạm vi tiếp cận quảng cáo tiềm năng của Instagram là 1,386 tỷ.
- Facebook Messenger có khoảng 1,3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
- WeChat (bao gồm Weixin 微 信) có 1,242 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
- TikTok có ít nhất 732 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
- QQ (腾讯 QQ) có 606 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
- Douyin (抖 音) có 600 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ( lưu ý: số người dùng hoạt động hàng tháng có thể cao hơn) .
- Telegram có 550 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
- Sina Weibo có 530 triệu người dùng hoạt động hàng tháng
- Phạm vi tiếp cận quảng cáo tiềm năng của Snapchat là 514 triệu.
- Kuaishou (快手) có 481 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
- Pinterest có 478 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
- Reddit có khoảng 430 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
- Phạm vi tiếp cận quảng cáo tiềm năng của Twitter là khoảng 397 triệu
- Quora có khoảng 300 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.